Nét tinh túy ẩm thực Hà Thành và mọi người nói vê sừng tê giác
Tinh hoa ẩm thực Hà Thành từ những thứ bình dị: xôi nếp thơm, cơm gạo tám, giò chả, cốm mùa thu, tương Cự Đà…đến những món lại giao thoa với ẩm thực nước ngoài như thịt kho Tàu, bán rán lúc lắc, bánh Tô Châu, chí mà phù, nộm thịt bò khô… Người Tràng An tinh tế đã khéo chọn lọc tinh tế để tạo nên “gu” ẩm thực cho riêng mình, không quá màu mè mà vô cùng cao sang, kì công nhưng mang vẻ đẹp tao nhã, thanh cảnh…
Nét tinh tế ẩn trong từng món ăn
Ẩm thực Hà Nội cổ luôn ẩn trong mình sự tinh tế nhất định, từ cách chế biến đến thưởng thức. Để có đĩa chè kho thưởng thức cùng chén trà mạn cuối bữa cỗ, sau những công đoạn chọn từng hạt đậu căng tròn, xay vỡ, ngâm nước, sàng sẩy bỏ vỏ, người đầu bếp còn phải rang thơm hạt đậu rồi mới đem nấu chè và đặc biệt là nhờ hương quả tò ho (thảo quả) rang dậy mùi, lọc lấy nước cho vào nồi chè. Ngay cả cách rang lạc cũng chứa đựng bí quyết, phải được rang với cát để tạo nên vị thơm…
Bún Thang lại là món ăn thể hiện nếp nhà, nếp nghĩ của người Tràng An, được dùng vào chiều mồng ba Tết để hóa vàng, tiễn gia tiên, hoặc người Hà Nội thưởng thức vào mồng bảy vừa để tiễn gia tiên, vừa hạ cây Nêu. Người Hà Nội xưa dù giàu hay nghèo đều được dạy dỗ rằng thức ăn là quý giá, là của trời cho, vì thế bún thang là sự tổng hợp từ những thực phẩm còn lại trong ngày Tết. Tài năng và sự tinh tế của người Tràng An đã thể thiện trọn vẹn ở món ăn này, cũng chừng đó nguyên liệu thường dùng trong ba ngày Tết, nhưng khi làm thành bát bún thang lại toát lên vị thanh tao chứ không hề phô tạp.
Những sợi trứng thái chỉ, sợi giò thái nhỏ giòn dai, thịt gà xé nhỏ theo thớ, ruốc tôm rang bông, củ cải ngâm chua ngọt mặn, thêm miếng trứng muối đi kèm hoặc đặt nhân Thang dưới đáy bát trước khi xếp bún, nguyên liệu được hòa vị nhờ nước dùng trong, ngọt, thơm hương đặc trưng của tôm he, hành khô nướng. Bún thang được trình bày đẹp mắt trong bát chiết yêu, khi thưởng thức thì thêm một giọt cà cuống, một chút mắm tôm, từng hương vị dậy lên vị ngon riêng rồi lại hòa quyện hợp nhất, thơm ngon khôn tả.
Sang cả và tao nhã
“Hà Nội không có vẻ đẹp của sự lộng lẫy, diêm dúa. Vẻ đẹp của nó thể hiện ẩn sâu bên trong”. Vẻ đẹp đó không chỉ thể hiện ở khẩu vị ăn, kĩ thuật chế biến nguyên liệu mà còn ở phong thái thưởng thức tao nhã, sang cả. Người Hà thành dẫu ăn, dẫu nói cũng luôn thể hiện đầy đủ lễ giáo gia phong, ăn ở có nếp, thưởng thức có mùa.
Mùa xuân ăn canh khoai tây nấu cổ cánh gà, canh su hào nấu tôm nõn, thịt bò kho gừng, tráng miệng với chè con ong, chè kho, bánh gio ăn với mật… Mùa Đông bớt lạnh hơn với canh dưa nấu cá trê, rau cải cúc nấu giò sống, canh cần nấu cá, củ cải kho cá…tráng miệng với chè bà cốt, bánh trôi nước…
Xã hội phát triển, với những gia thoa Đông – Tây ngày càng mạnh mẽ. Nét đẹp của ẩm thực Hà thành đã đổi thay ít nhiều. Vậy nhưng, dù cuộc sống ngày nay bộn bề hối hả với bao lo toan, nhưng trong những gia đình Hà Nội nay vào ngày giỗ tết, vẫn có những mâm cỗ 8 đĩa 4 bát, những bát trân theo đúng lối nấu cổ.
Và những nét đẹp tinh hoa ấy, rất đáng để giữ gìn…
Tại Hà Nội có nhiều người thể hiện đẳng cấp bằng các trưng bày sừng tê giác trong gia đình, thể hiện sự giàu có và quyền lực. Họ không biết rằng chính tư tưởng này khiến cho sự sống của loài tê giác trên thế giới đang bị ảnh hưởng đến từng ngày.
Một số bộ phận người dân còn cho rằng sừng tê giác có thể chữa được bệnh ung thư, tăng cường sức mạnh bản lĩnh đàn ông. Chính vì điều này, tại Việt Nam sừng tê giác được vận chuyển qua cảng hàng không ngày càng tinh vi, nhất là tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Tìm hiểu : Tại sao chúng ta phải cứu loài tê giác ?
Nguồn: http://sungtegiacvietnam.vn/bao-ve-loai-te-giac/vi-sao-phai-cuu-loai-te-giac/
Làm thế nào để thay đổi suy nghĩ của người dân về sự thật tác dụng của sừng tê giác ?